Diện mạo đền Pác Tạ ngày nay |
Trong tiếng Tày, ngọn núi "Pác Tạ" mang hàm nghĩa một bầu vú của trời. Đó là ngọn núi cao nhất vùng cao Na Hang, đền Pác Tạ nằm trên ngọn núi cao nhất ấy.
Di tích đền Pác Tạ (thị trấn Nà Hang) là một trong những dấu tích còn lại minh chứng cho cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai năm 1285: vị tướng tài giỏi Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật lúc đó đương trấn thủ vùng đất Tuyên Quang đã khôn khéo chỉ huy quân chống giặc từ Vân Nam xuống. Theo những tư liệu lịch sử cho thấy, ngôi đền Pác Tạ được dựng lên bên Gâm giang dưới ngọn Tạ sơn để phụng thờ và ngưỡng vọng vị hôn phu (người vợ sắp cưới) của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.
Hình ảnh về vị hôn phu của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đã được người dân nơi đây khoác lên tấm áo truyền thuyết ly kỳ lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tương truyền, vào đời nhà Trần có người thiếp của tướng quân Trần Nhật Duật theo chồng đi kinh lý bằng thuyền ở vùng sông Gâm và sông Năng. Trên đường về xuôi, đến ngã ba sông này thì chiếc thuyền chở người thiếp ấy gặp nạn. Ngã ba sông nước dữ, quân lính lặn lội mấy ngày đêm vẫn không tìm thấy xác.
Tướng Trần Nhật Duật ban bố lệnh cho các dòng họ trên miền đất cổ Na Hang, hễ dòng họ nào tìm được xác người thiếp kia thì được ban ruộng nương, châu báu, được lập đền, trông coi và thờ phụng. Rất nhiều dòng họ ở vùng Na Hang và cả vùng Chiêm Hóa kéo nhau đi tìm để lập công. Cuối cùng chỉ có người họ Ma tìm được. Đền Pác Tạ được xây dựng nên từ đó.
Khởi nguyên, đền Pác Tạ nằm trên một doi đất bên hữu ngạn sông Năng.
Năm 1959, đền bị cháy, những đồ vật bằng gỗ cháy theo, những vật bằng kim loại và gốm sứ bị thất lạc. Sau đó nhân dân đã dựng một am nhỏ bằng tre, nứa để thờ. Tại nhà ông lược còn 3 bát nhang của đền. Bát sứ men trắng, hoa văn rồng. Căn cứ vào kiểu dáng, chất liệu họa tiết, thì những bát này có niên đại thế kỷ XIX.
Năm 1959, đền bị cháy, những đồ vật bằng gỗ cháy theo, những vật bằng kim loại và gốm sứ bị thất lạc. Sau đó nhân dân đã dựng một am nhỏ bằng tre, nứa để thờ. Tại nhà ông lược còn 3 bát nhang của đền. Bát sứ men trắng, hoa văn rồng. Căn cứ vào kiểu dáng, chất liệu họa tiết, thì những bát này có niên đại thế kỷ XIX.
Đền Pác Tạ là một kiến trúc cổ hiếm tìm thấy ở vùng cao, là tài liệu quý cho nghiên cứu sử học, dân tộc học
Tháng 9 năm 2008 đền Pác Tạ được khởi công xây dựng lại đến tháng 9 năm 2009 đã khánh thành và được Bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia theo quyết định số 3346/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2009.
Lễ hội đền Pác Tạ nhằm ngày hoàng đạo tháng 3 và tháng 7. Năm nhuận mổ châu, năm thường mổ lợn. Mâm cỗ sống bầy đầu châu hoặc thủ lợn đặt lên Ban thờ chính, bên ngoài đặt mâm cố chính. Hàng tháng vào ngày rằm, mùng một đều có thắp hương.
Ngày nay đền Pác Tạ đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng và cũng là niềm tự hào của Huyện Na Hang. Nhắc tới Na Hang chắc hẳn không ai không biết tới đền "Pác Tạ".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét